您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Dinamo City vs Partizani Tirana, 22h59 ngày 27/3: Hụt hơi
NEWS2025-03-30 20:50:42【Thời sự】5人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 27/03/2025 06:58 Nhận định bó đt việt namđt việt nam、、
很赞哦!(61)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3: Khó tin cửa trên
- Vợ chồng trẻ 'thót tim' trốn nóng ở nhà nghỉ
- Bé trai 5 tuổi ôm đồ rời khu cách ly đi điều trị Covid
- Cách giao việc nhà cho con thật hiệu quả
- Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhà
- Hớn hở đón con gái, vợ lại sinh con trai, ông bố thẫn thờ: Công chúa của tôi đâu?
- Mua cà tím chọn quả cong hay thẳng thì ngon, người trồng cây mách 4 mẹo cực chuẩn
- Ghen vợ, lỡ tay giết con
- Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới
- Đối phó chiêu bẩn trả thù tình: Chằng thà một lần lộ chuyện!
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
Gina Coladangelo - nữ giám đốc truyền thông của Bộ Y tế Anh và người chồng triệu phú Oliver Tress.
Danh tính người chồng triệu phú của nữ giám đốc truyền thông Bộ Y tế Anh ngay lập tức được chú ý sau khi thông tin cô ngoại tình với Bộ trưởng bị phanh phui.
Bộ trưởng Bộ Y tế Anh - ông Matt Hancock bị bắt gặp đang ôm hôn cô Gina Coladangelo - nữ giám đốc truyền thông của Bộ này trong một hình ảnh từ camera giám sát.
Sau khi vụ việc gây xôn xao báo giới, Bộ trưởng Hancock đã lên tiếng xin lỗi vì đã vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội. Đồng thời, ông cũng đệ đơn xin từ chức Bộ trưởng.
Trong khi ông Hancock đã có vợ con, Gina Coladangelo cũng đã kết hôn với Oliver Tress, 54 tuổi - người sáng lập chuỗi cửa hàng Oliver Bonas.
Thương hiệu này của Oliver chuyên bán đồ gia dụng, thời trang nữ và đồ nội thất. Tính tới thời điểm hiện tại, Oliver Tress có tới 80 cửa hàng trên khắp Vương quốc Anh.
Tress mở cửa hàng đầu tiên ở London khi mới 25 tuổi - năm 1993. Ở đây, anh bán đồ trang sức và những chiếc túi xách mà anh đã mua được khi đi thăm bố mẹ ở Hồng Kông.
Thời mới khởi nghiệp, anh tự sơn lại cửa hàng cùng với sự giúp đỡ của bạn bè. Anh cũng làm luôn công việc thu ngân.
Một nửa cái tên Bonas trong Oliver Bonas được đặt theo tên của bạn gái anh lúc đó - Anna Bonas.
Một cửa hàng trong chuỗi thương hiệu Oliver Bonas Việc làm ăn của Oliver phát triển nhanh chóng và trở thành một thương hiệu có uy tín như hôm nay. Hiện tại, họ đã tự thiết kế và sản xuất ra các sản phẩm của riêng mình, thay vì đi bán sản phẩm của người khác.
Trong tương lai, có thể chuỗi thương hiệu này sẽ mở rộng thêm các cửa hàng ở ga xe lửa và sân bay, nhưng sẽ tránh các thành phố lớn - nơi có thể bị các công ty lớn hơn lấn át.
Oliver Tress tên đầy đủ là Oliver James Mark Tress, sinh năm 1967. Anh theo học trường nội trú Wiltshire trước khi học ngành Nhân chủng học ở ĐH Durham. Tài sản ròng của anh ước tính khoảng 12 triệu bảng Anh.
Theo các tài liệu mới nhất, Oliver Bonas thu về lợi nhuận 2,7 triệu bảng vào năm 2019 - so với 2,3 triệu bảng vào năm 2018.
Cựu Bộ trưởng Y tế Hancock và Gina Coladangelo được biết là bạn thân trong nhiều năm. Oliver và Gina kết hôn vào năm 2009 và sinh được 3 người con. Cặp đôi hiện sống trong một ngôi nhà có 5 phòng ngủ được cho là trị giá vài triệu bảng Anh ở Wandsworth, phía nam thành phố London.
Ngoài vị trí giám đốc truyền thông của Bộ Y tế Anh, Gina cũng là giám đốc công ty vận động hành lang Luther Pendragon. Cựu Bộ trưởng Hancock đã đưa Gina vào làm cố vấn không lương cho Bộ này theo hợp đồng 6 tháng từ tháng 3 năm ngoái.
Bức ảnh khiến sự nghiệp của ông Hancock sụp đổ. Sau khi ông Hancock xin từ chức, cựu Bộ trưởng Tài chính Sajid Javid đã được chỉ định sẽ ngồi vào ghế Bộ trưởng Y tế. Ông Javid, người không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ hệ thống y tế công của Anh hồi phục hậu đại dịch, đồng thời giải quyết bất cứ đợt bùng phát nào trong tương lai. Số ca Covid-19 tại Anh đang tăng lên trong tháng 6 này.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson từng tuyên bố sẽ chấp nhận lời xin lỗi của ông Hancock và coi như vấn đề đã khép lại. Nhưng trước sức ép của dư luận, sự ủng hộ của Thủ tướng Johnson đã không cứu vãn được bê bối này của ông Hancock.
Đăng Dương(Theo Mirror)
Vợ cũ Bill Gates đã tính chuyện ly hôn cách đây 3 năm
Theo các tài liệu mà tờ Wall Street Journal thu được, bà Melinda đã bắt đầu nói chuyện với luật sư ly hôn lần đầu tiên vào năm 2019.
">Thân thế người chồng triệu phú của nữ giám đốc truyền thông ngoại tình Bộ trưởng Y tế Anh
Dy Khoa là nhà báo, tác giả cuốn sách “Đi qua hai mùa dịch”, từng học tập về kỹ thuật viết, báo chí và truyền thông tại Indonesia, Malaysia và Singapore. Anh tham gia giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo kỹ thuật truyền thông. Anh gửi đến VietNamNet bài viết thể hiện góc nhìn của mình.
Gần đây, Việt Nam đẩy nhanh tỷ lệ người dân tiêm chủng ngừa Covid-19. Bên cạnh thông điệp 5K thì vắc xin là yếu tố tiên quyết để một quốc gia sớm đạt miễn dịch cộng đồng, góp phần đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Các nước trên thế giới thường sử dụng hình ảnh lãnh đạo quốc gia đang tiêm ngừa Covid-19 để nâng cao ý thức về giá trị quan trọng của vắc xin trong thời điểm này. Đồng thời một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng cũng được sử dụng cho mục tiêu tương tự.
Vì chức phận mà họ được hưởng quyền ưu tiên tiêm chủng trước mọi người dân khác trong cùng quốc gia. Hành vi này giúp khẳng định sự an toàn của loại vắc xin mà đất nước đó đang sử dụng. Đây là hành động vì giá trị nhân văn.
Mọi chuyện sẽ không có gì để bàn nếu gần đây không xuất hiện nhiều hình ảnh trên mạng xã hội Việt Nam khoe bản thân được tiêm chủng. Điều này không đáng được hoan nghênh vì mang nhiều yếu tố tiêu cực.
Chúng ta từng thấy rất nhiều trào lưu trên mạng xã hội Việt Nam, có những trào lưu mang lại ý nghĩa cộng đồng, có những trào lưu lại có tác dụng ngược.
Trong một tuần trở lại đây, là một người quan sát truyền thông, tôi nhận thấy rằng cộng động mạng của nước ta đăng tải hai luồng chủ yếu là hào hứng được tiêm ngừa vắc xin và mệt mỏi chờ đợi lấy mẫu xét nghiệm trong khu vực có ca nhiễm mới hoặc tầm soát.
Những tưởng hai trào lưu đăng tải này không liên quan nhưng thật ra nó đang mâu thuẫn với nhau. Một bên tiêu cực cực độ, một bên sung sướng cực độ.
Trào lưu khoe ảnh đã được tiêm chủng vắc xin có thể kéo những suy nghĩ lệch lạc cho một bộ phận cư dân còn lại về chính sách của nhà nước hiện tại. “Tại sao người đó được tiêm mà không phải tôi?”. Những câu hỏi kiểu như vậy đã bắt đầu xuất hiện.
Điều này gây chia rẽ giữa nhóm được tiêm và chưa được tiêm vắc xin Covid-19. Những người chưa được tiêm có thể cảm thấy bị phân biệt đối xử. Tồi tệ hơn là đối diện với tâm lý tiêu cực vì vắc xin vẫn đang được tuyên truyền là giải pháp cuối cùng cho sức khỏe nhân dân. Câu hỏi quẩn quanh trong nhóm chưa được tiêm có thể là: Tôi sẽ chết nếu nhiễm SARS-CoV-2 vì chưa được tiêm vắc xin chăng?
Ngoài ra, việc chụp ảnh trong lúc nhân viên y tế đang tác nghiệp gây ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Việc thăm khám sức khỏe thường và chỉ diễn ra trong không gian kín để đảm bảo sự riêng tư cho cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân. Trong môi trường đó, y-bác sĩ, điều dưỡng hoàn toàn chủ động trong công việc của mình.
Giờ đây, trong một môi trường xa lạ hơn, chắc chắn họ sẽ bỡ ngỡ và cảm thấy không an toàn. Do đó, họ mất một khoảng thời gian để tìm kiếm lại sự bình tâm. Bỗng nhiên ai đó giơ thiết bị ghi hình lên thì cảm giác mất an toàn có thể trở lại. Chính vậy, hãy để họ tự tin nhất, để họ hoàn thành tốt công việc của mình và sức khoẻ của chính bạn.
Chúng ta luôn sợ bị lộ thông tin cá nhân nhưng gần đây, trong trào lưu này, tôi lại cảm thấy mọi người khá thờ ơ với chính thông tin sức khỏe của mình. Ở Mỹ, khá nhiều trường hợp thừa cân khi đăng tải hình ảnh tiêm vắc xin đã bị chế giễu vì hình thể bề ngoài.
Còn tại Việt Nam tình trạng chế giễu này chưa diễn ra nhưng đã có manh nha. Trong đó, một nam nhân viên mặc sơ mi tay dài buộc phải tháo khuy áo, để lộ da thịt đã trở thành đề tài bàn tán của một nhóm bạn bè.
Chưa hết, các thông tin trên giấy xác nhận tiêm chủng với đầy đủ thông tin cá nhân có thể trở thành mục tiêu tấn công của các đối tượng xấu. Cạnh đó, tác dụng phụ của vắc xin luôn tồn tại, việc công khai từng được tiêm có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân khi có bất trắc xảy ra.
Hành động văn minh trong đại dịch cũng là cách để cộng đồng lành mạnh hơn. Đừng để các chủ đích hồn nhiên xâm hại đến quyền bình đẳng với người khác.
Chúng ta nên lường trước những bất trắc để tránh sự tiếc nuối và hối hận. Dù đã được chủng ngừa thì vẫn duy trì thực hành thông điệp 5K là điều cần thiết.
Dy Khoa
Độc giả có thể gửi bài về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn!">Tiêm vắc xin Covid
Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với việc ra vào tỉnh, tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh kể từ ngày 1/8/2021 cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7. Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã ban hành trong thời gian qua.
Ảnh: ipec.camau.gov.vn Ngày 30/7/2021 UNBD tỉnh Cà Mau họp trực tuyến đánh giá, kiểm điểm rút kinh nghiệm qua 12 ngày giãn cách xã hội trong thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo của các địa phương trong tỉnh, tình hình phòng chống dịch cơ bản đảm bảo theo yêu cầu, kiểm soát người ra đường, di chuyển ra vào địa phương.
Theo Sở Y tế, hiện Cà Mau không có ca bệnh lây nhiễm từ cộng đồng, tuy nhiên đã phát hiện các ca dương tính với SARS-CoV-2 là người địa phương di chuyển từ vùng có dịch về khiến nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ở mức rất cao. Đồng thời, lo ngại lớn nhất hiện nay là lực lượng tài xế đường dài, những người lén lút, người đi làm ăn xa về địa phương; lưu thông hàng hoá; kiểm soát tại các vùng biên, nhất là trên tuyến đường thuỷ…
Trước tình hình này, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị phải có khu cách ly tạm thời đối tài xế và những người đi cùng tại những vị trí tập kết, xuống hàng đã được quy định.
Hiện tỉnh Cà Mau đang khẩn trương thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” tại các nhà máy sản xuất, đặc biệt tại các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu… hướng tới mục tiêu giữ vững sản xuất ngành hàng chủ lực của địa phương, khôi phục cũng như tạo nguồn lực cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ảnh hưởng dịch Covid-19, tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy xuất, nhập khẩu và lưu hàng hóa. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, bảo hiểm xã hội, thuế và hải quan. Cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp. Hỗ trợ chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động song hành cùng việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ và phòng, chống dịch Covid-19, nắm bắt thông tin phản ánh của doanh nghiệp.
Cà Mau đang triển khai nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ảnh: songoaivu.camau.gov.vn Tỉnh Cà Mau cũng tính đến chuẩn bị phương án xây dựng bệnh viện dã chiến quy mô điều trị từ 500 - 1.000 ca bệnh, phòng tình huống xấu khi dịch bệnh có thể phức tạp hơn, có nhiều ca mắc hơn.
Tỉnh Cà Mau đã có phương án đón người dân của tỉnh đang bị kẹt lại tại các tỉnh đang bùng phát dịch lớn: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... trên nguyên tắc phải đúng đối tượng, đảm bảo an toàn, trật tự. Số người Cà Mau đi lao động, học tập và điều trị bệnh ngoài tỉnh hiện nay khoảng 230.000 người. Tỉnh tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách, vận động hỗ trợ để giúp những người bám trụ lại có thể đảm bảo cuộc sống. N. An
">Cà Mau kéo dài kéo dài giãn cách xã hội thêm 2 tuần
Kèo vàng bóng đá nữ Chelsea vs nữ Man City, 03h00 ngày 28/3: Tạm biệt The Blues
Vợ và con gái anh Lê Cao Hải ngay sau khoảnh khắc vượt cạn thành công
Là một nhiếp ảnh gia nên anh Lê Cao Hải có ý định thực hiện bộ ảnh vợ chuyển dạ ngay từ khi biết vợ có bầu. “Vì tôi luôn muốn ghi lại những thời khắc quan trọng của cuộc đời nên chắc chắn thời khắc vợ sinh con gái đầu lòng tôi không thể bỏ qua”.
Có một chi tiết rất thú vị là trong đội ngũ y bác sĩ đỡ đẻ cho vợ anh cũng có một người đã từng là khách hàng chụp ảnh cưới của anh. Phía bệnh viện cũng hết sức tạo điều kiện để hai vợ chồng thực hiện ý tưởng này.
14 năm chụp ảnh nhưng đây là lần cầm máy đặc biệt nhất và duy nhất trong cuộc đời nên cảm xúc của ông bố lẫn lộn - vừa run vừa hạnh phúc, lại vừa lo lắng. “Chẳng có từ ngữ nào có thể miêu tả được hết những cảm xúc của tôi. Nó thật thiêng liêng, ý nghĩa và giá trị”.
Sẵn sàng trước giờ vào phòng sinh Đến giờ lên bàn đẻ Bác sĩ tiêm thuốc gây tê tuỷ sống. Khi trực tiếp đứng nhìn con gái được đưa ra từ bụng mẹ, anh đã nín thở chờ con bật lên tiếng khóc đầu tiên. Nghe tiếng khóc giòn đanh của con gái, anh sung sướng thở phào và cười thành tiếng “yêu quá” mặc dù các bác sĩ đang tập trung cao độ. “Tiếng khóc của con khiến trái tim tôi tan chảy” - anh Hải nhớ lại khoảnh khắc tuyệt vời này.
Trong lúc này, anh cũng biết vợ đang rất mệt vì thuốc gây tê và hồi hộp nên anh không nói gì nhiều, chỉ chạm nhẹ vào tay vợ để cô cảm nhận và biết rằng chồng luôn ở bên cạnh trong bất cứ tình huống nào.
Anh Hải cũng chia sẻ rằng, trong cuộc sống hôn nhân, anh luôn coi trọng 2 chữ “đồng hành”. “Đồng hành ở đây giống như đồng cam cộng khổ. Trong suốt quá trình chúng tôi yêu nhau, cưới nhau và có con, 2 vợ chồng đã đồng hành cùng nhau trong rất nhiều chặng đường, từ khó khăn đến hạnh phúc. Lúc nào chúng tôi cũng song hành và tiếp sức nhau”.
Chính vì thế, trong thời khắc vợ chuyển dạ, anh quyết định sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội được “đồng hành” cùng vợ.
Trực tiếp chứng kiến cảnh vợ sinh nở, anh cảm thấy thương vợ hơn bao giờ hết. Khoảnh khắc con gái chào đời khiến ông bố run run vì xúc động. Tiếng khóc đầu tiên của em bé khiến ông bố thốt lên vui sướng: "Yêu quá!" Cắt rốn cho em bé Chia sẻ về cái tên Lê Hạ Vy của con gái, anh kể: “Trên một chuyến phà từ Cát Bà về TP. Hải Phòng, 2 vợ chồng lên nóc phà ngắm hoàng hôn và phơi nắng. Tôi nói với vợ: Anh rất thích mùa hè vì mùa hè có nhiều nắng. Mỗi lần được phơi nắng, anh thấy mình được hấp thụ rất nhiều năng lượng tích cực. Chính vì thế, anh muốn tên con mình sẽ có một chữ ‘Hạ’. Anh muốn con mình lúc nào cũng rạng ngời như ánh nắng mùa hè, đầy năng lượng tích cực”.
“Còn vợ tôi thì nói cô ấy thích tên Vy, một cái tên rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Thế là cái tên Lê Hạ Vy ra đời”.
Anh Hải cho biết, hiện tại vợ anh vẫn còn mệt do ảnh hưởng của việc gây tê tuỷ sống nên anh muốn vợ dành thời gian nghỉ ngơi. “Việc chăm con đã có tôi gánh vác từ A đến Z. Tôi rất thích được tự tay chăm con gái 24/24”.
Chạm nhẹ vào tay con Những giọt sữa non đầu tiên của mẹ Gia đình anh Hải chụp cùng các y bác sĩ sau khi mẹ tròn con vuông. Em bé được đưa về phòng nghỉ. Đăng Dương
Ảnh: Lê Cao Hải
Chuyện cảm động đằng sau bộ ảnh cưới của ‘cặp đôi’ lệch 61 tuổi
Bộ ảnh cưới của cụ bà 85 tuổi và đứa cháu trai kém 61 tuổi đang "gây sốt" trên nhiều diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc những ngày gần đây.
">Nhiếp ảnh gia 'run tay' ghi lại toàn bộ hành trình vợ sinh con
Niềm vui nơi “xóm công viên Hạnh Phúc”
4h sáng, chị Lê Thị Bảy thức dậy, rời nhà ra công viên Hạnh Phúc (phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM) nhặt rau. Gần một tháng qua, chị tham gia hoạt động chuẩn bị các phần quà để hỗ trợ người dân gặp khó khăn mùa dịch do xóm phát động.
Chị nói, khi dịch bệnh tại TP.HCM trở nên phức tạp, một hộ dân trong xóm vận động bà con xung quanh công viên chung tay mua thực phẩm để hỗ trợ người khó khăn. Hưởng ứng lời kêu gọi, bà con người góp sức, người góp công, hình thành nên hoạt động từ thiện có quy mô, tổ chức.
Người dân xóm công viên Hạnh Phúc chuẩn bị các phần thực phẩm cho người gặp khó khăn do dịch. “Những hộ dân xung quanh công viên Hạnh Phúc sống với nhau như một gia đình. Một người làm là cả xóm chung tay. Xóm rất vui, đoàn kết và hạnh phúc đúng như tên gọi của công viên. Mấy hôm nay, chúng tôi ngày nào cũng ra công viên chuẩn bị quà để trưa xe chở đến tặng người dân khó khăn hơn”, chị Bảy nói.
Mỗi ngày, xóm mua, nhận tài trợ từ các nhà hảo tâm hàng tấn rau củ cùng nhiều mặt hàng thiết yếu. Sau đó, người trong xóm sẽ phân chia các mặt hàng này thành từng phần nhỏ. Số lượng rau củ lớn, người dân phải tập kết tại công viên để mỗi sáng, bà con ra đây xử lý, phân chia thành từng bịch đều nhau.
Chị Bảy bỏ luôn thói quen tập thể dục buổi sáng để tham gia công việc phân chia rau củ. Khi những tia nắng đầu tiên xiên qua kẽ lá, công viên có thêm nhiều người đến tham gia việc chia rau, củ quả vào bịch nilon. Ngồi cách nhau 2m, mọi người tất bật với công việc của mình. Người tách rau cải, người cắt bí, soạn trứng gà… Ai cũng cố gắng làm việc thật nhanh để đảm bảo thực phẩm còn tươi, xanh.
Ngồi xếp rau với chị Bảy, anh Đặng Công Thắng cho biết, nhiều thành viên của xóm công viên Hạnh Phúc xem công việc thiện nguyện như một đam mê. Anh nói, nhiều chị bỏ luôn thói quen tập thể dục buổi sáng, công việc nhà… để tranh thủ ra công viên phụ giúp mọi người.
Bản thân anh, ngoài việc đi lấy thực phẩm, chở quà đi tặng người dân ở khu phong tỏa, khu cách ly, mỗi sáng, anh đều tranh thủ ra công viên từ sớm để chuẩn bị các phần quà. “Cố gắng phụ chị em cho nhanh. Lát nữa nắng lên, rau héo mất”, anh Thắng nói.
Xế hộp, xe tải luồn hẻm, tặng quà cho người dân
9h sáng, công việc chuẩn bị các phần quà hoàn tất. Anh Phạm Phúc Chí, người điều hành hoạt động thiện nguyện tại xóm công viên Hạnh Phúc tập hợp các tài xế, chuẩn bị chuyển quà đến khu phong tỏa, khu cách ly, xóm trọ nghèo.
Kiểm, đếm các phần quà trước khi đội xe đến nhận, chuyển đến người cần. Tài xế đều là người dân trong xóm. Xe chở quà cũng là xế hộp mới toanh của các thành viên tham gia hoạt động thiện nguyện này. Nếu số lượng quà lớn, xóm điều hẳn xe tải để vận chuyển. Anh Chí cho biết: “Tính đến nay (3/8), hoạt động hỗ trợ người khó khăn vì dịch bệnh của xóm đã hoạt động được 21 ngày”.
“Ban đầu, anh Nguyễn Đức Hiển phát động, người trong xóm hưởng ứng, góp tiền mua thực phẩm cho người dân khó khăn. Sau đó, hoạt động của xóm được nhiều mạnh thường quân biết đến, rồi họ hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm... Khi người dân gửi tin nhắn xin hỗ trợ, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát để biết số lượng quà cần gửi rồi tập hợp quà, cho xe chở đến tận nơi”, anh nói thêm.
Chuyển quà lên “xế hộp”. Mỗi ngày, “xóm công viên Hạnh Phúc” gửi tặng cho người dân ở các khu phong tỏa, cách ly, xóm trọ nghèo khoảng 200 phần quà. Đỉnh điểm, xóm gửi 300 phần/ngày. Mỗi phần quà gồm: 5kg gạo, 20 gói mì tôm, trứng hoặc cá khô, dầu gội đầu... Ngoài ra, nếu khu vực cần hỗ trợ có trẻ em, tùy độ tuổi, xóm sẽ gửi thêm sữa tươi, sữa bột…
10h, sau 2 chuyến chuyển hàng bằng xế hộp đến 2 điểm cần ưu tiên hỗ trợ, anh Chí điều động thêm xe tải chuyển thêm gần 100 phần quà đến khu phố 1A (phường Đông Hưng Thuận, Quận 12). Để có thể chuyển quà vào những khu trọ nghèo trong hẻm nhỏ, một xe ô tô 9 chỗ đời mới cũng trực chiến xuất phát.
Các phần quà được chuyển đến trước dãy trọ có người khó khăn vì dịch bệnh. Trong bộ đồ bảo hộ, người dân xóm công viên Hạnh Phúc tự chuyển quà, tập kết trước một khu trọ ở phường Đông Hưng Thuận. Sau khi họ chuyển quà xuống xe, bà con từ các phòng trọ lần lượt từng người đến nhận một phần quà.
Anh Nguyễn Kiệm, người điều khiển xe ô tô luồn vào hẻm nhỏ để trao quà cho một dãy trọ nghèo chia sẻ, mặc áo bảo hộ trong tiết trời nắng nóng rất mệt mỏi. Hơn thế, mỗi khi gửi quà, các anh đều tự mình mang, vác các phần thực phẩm từ xe đến điểm tập kết nên càng vất vả hơn.
Mọi người chuyển quà trong bộ đồ bảo hộ cùng tiết trời nắng nóng. “Thấy mình vất vả, mồ hôi nhễ nhại, bà con cũng muốn giúp lắm nhưng để đảm bảo an toàn, tuân thủ quy tắc phòng dịch, anh em chúng tôi luôn yêu cầu họ giữ khoảng cách. Anh em tự vận chuyển quà đến nơi tập kết rồi bà con mới từng người đến nhận. Vất vả nhưng làm rồi là mê. Không làm cảm thấy bức bối, khó chịu trong người lắm”, anh nói.
Người dân tại các dãy trọ khó khăn đều biểu lộ niềm vui khi được hỗ trợ những mặt hàng thiết yếu. Đặc biệt, mỗi khi đoàn xe đến, trẻ em tại đây vô cùng thích thú. Các bé được hỗ trợ những lốc sữa tươi, quà, bánh. Ngoài ra, các bé sơ sinh được "xóm công viên Hạnh Phúc" hỗ trợ sữa công thức, người cao tuổi cũng có sữa, bột ngũ cốc…
Anh Chí cho biết, trước đây, "xóm công viên Hạnh Phúc" đã nhiều lần tổ chức các hoạt động thiện nguyện. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên xóm thực hiện một hoạt động từ thiện có quy mô, tổ chức như thế.
“Bà con trong xóm đều rất nỗ lực và nhiệt huyết khi tham gia hoạt động hỗ trợ người dân khó khăn trong đợt dịch này. Ban đầu, chúng tôi cũng chỉ định hoạt động 1-2 ngày thôi. Thế nhưng, sau khi thực hiện, chúng tôi thấy việc làm của mình có ý nghĩa, hỗ trợ được nhiều người nên tiếp tục”, anh Chí nói thêm.
Bài, ảnh, clip:Nguyễn Sơn
Nhóm chuyên xây cầu lập bếp nấu 4.000 suất cơm mỗi ngày chống dịch
Thương TP.HCM gồng mình trong đại dịch, nhóm thiện nguyện chuyên đi xây cầu quyết định thành lập bếp cơm, nấu nghìn suất ăn cho người khó khăn vượt đại dịch.
">Xế hộp, xe tải luồn hẻm đưa quà đến xóm trọ nghèo Sài Gòn
Văn bản do Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc ký ngày 31/7 yêu cầu thực hiện nghiêm, chặt chẽ nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, ấp khu phố cách ly với ấp khu phố, huyện cách ly với huyện.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, thuốc men, cấp cứu, hỏa hoạn, thiên tai, gia đình có hữu sự, trường hợp cần thiết khác do lực lượng chức năng trực tiếp làm nhiệm vụ xem xét chấp nhận.
Trừ các trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị; Các lực lượng thực thi công vụ (công an, quân sự, y tế và các lực lượng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch); Người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm duy trì các hoạt động công cộng (công nhân vệ sinh, môi trường, điện, nước, hệ thống thông tin tin liên lạc, bưu chính, viễn thông, hạ tầng kỹ thuật, xăng dầu, người tham gia cung cấp, phục vụ buôn bán hàng hóa thiết yếu không bị tạm dừng hoạt động.
Các doanh nghiệp, các công trình xây dựng thực hiện “3 tại chỗ” theo quy định được phép hoạt đồng. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng, hàng hóa xuất nhập khẩu, các phương tiện phục vụ phòng, chống dịch, cấp cứu, cứ hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai.
Một cửa hàng 0 đồng hỗ trợ người dân khó khăn do dịch Covid-19 tại TP. Tây Ninh (Ảnh: Dân Tây Ninh) Tây Ninh đang nỗ lực tổ chức đón người dân Tây Ninh đang lưu trú tại TP.HCM trở về địa phương nhằm chia sẻ với TP.HCM trong thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thông tin rộng rãi kế hoạch đón công dân về tỉnh để dân biết đăng ký, chuẩn bị chu đáo hậu cần, trang thiết bị, vật tư y tế; bảo đảm giao thông vận tải, lưu thông hàng hóa, tổ chức cung cấp các mặt hàng thiết yếu... để đưa dân về nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Khi trở về địa phương, người địa phương nào thì xã, phường, thị trấn nơi đó tiếp nhận, quản lý và thực hiện cách ly y tế 14 ngày tại nhà theo quy định.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Tây Ninh, tính đến 18h ngày 31/7, Tây Ninh ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 tử vong (tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh), nâng tổng số 19 ca tử vong. Cùng ngày, Tây Ninh ghi nhận tổng cộng 133 ca dương tính (tăng 84 ca so với ngày 30/7), nâng tổng số 1.827 ca mắc Covid-19 tại tỉnh này.
Minh Ngọc
Giảm tải cho TP.HCM, Tây Ninh đón người dân trở về địa phương
Ngày 28/7, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành kế hoạch số 2511/KH-UBND về việc tổ chức đón người dân Tây Ninh hiện đang lưu trú tại TP.HCM có nguyện vọng trở về địa phương.
">Tây Ninh tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày